Kỹ Thuật Trồng Cây Công Trình Chuyên Nghiệp

Một kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp, đúng quy chuẩn là yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của cây sau này. Với những loài cây ăn quả, cây cảnh trong nhà có thể không đòi hỏi quá nhiều về thao tác kỹ thuật. Ngược lại, với các loại cây xanh đô thị, công trình, đường phố v.v… đa phần thuộc dạng cây thân gỗ to lớn, do đó chỉ cần một chút sai sót sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Vậy kỹ thuật trồng cây công trình đúng yêu cầu là như thế nào? Để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Công ty cây xanh Nguyễn Lê xin gửi đến bạn kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp, đúng chuẩn tại công ty của chúng tôi.

Quy trình kỹ thuật trồng cây công trình chuyên nghiệp tại Công ty cây xanh Nguyễn Lê :

Vì sao những cây xanh lại đứng vững sừng sững, bám chặt “người bạn đất” bất chấp mọi tác động của thời tiết? Để có được điều đó, đòi hỏi một quy trình kỹ thuật trồng cây thực sự chuyên nghiệp, tuân thủ nguyên tắc. Một quy trình kỹ thuật trồng cây công trình khoa học cần đáp ứng đầy đủ các bước như sau:

Bước 1 – Khâu chuẩn bị mặt bằng trồng cây:

Nhằm đảm bảo an toàn lao động cũng như tính mạng cho người tham gia giao thông. Trước khi bắt tay vào khâu trồng cây, đòi hỏi bạn phải dọn vệ sinh tổng thể khu vực xung quan. Dọn cỏ dại, dọn dẹp gạch đá và đặc biệt cần có biển báo chú ý. Cho người đi đường khi di chuyển đến gần khu vực đang thi công.

Bước 2 – Đo lường, định vị chính xác vị trí trồng cây:

Đây là khâu hết sức quan trọng trong kỹ thuật trồng cây cho công trình. Nên đòi hỏi người thực hiện định vị vị trí phải là người có chuyên môn cao. Phương pháp định vị được tiến hành như sau:

  • Xác định vị trí của cây đầu hàng và cây cuối hàng theo bản thiết kế, dùng cọc sắt để đánh dấu.
  • Tiếp theo, dùng dây chuyên dụng căng từ cây ở điểm đầu đến điểm cuối hoặc ngược lại.
  • Sau đó, xác định vị trí khoảng cách của những cây còn lại theo đúng bản thiết kế.
  • Dùng cọc sắt đánh dấu vị trí từng cây.

Bước 3 – Tiến hành đào hố:

Thực hiện đào hố đúng quy cách, đúng theo quy trình kỹ thuật, vị trí mà bạn đã xác định trước đó. Công đoạn đào hố có tác động trực tiếp đến việc phát triển của cây sau này. Ví dụ: với những cây có cỡ bầu là 60cm x 60cm x 60cm. Thì yêu cầu thông số kỹ thuật của hố được đào phải đạt chỉ số 90 cm x 90cm hoặc 100cm x 100cm.

Bước 4 – Kiểm tra và tập kết cây giống:

Bước kiểm tra và tập kết cây có thể linh động theo yêu cầu của công trình. Tức bạn có thể tập kết và kiểm tra cây trước khi đào hố. Hoặc thao tác tuần tự theo kỹ thuật trồng cây công trình tại Cây xanh Nguyễn Lê như bài viết này đều được.

Chú ý: trong quá trình vận chuyển bạn cần cẩn trọng tránh làm bể bầu của cây. Và để đảm bảo cây trồng đạt chuẩn bạn nên chia việc kiểm tra cây theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ 1: tại vườn trước khi di chuyển đến công trình, nhằm đảm bảo lựa chọn giống cây chất lượng nhất.
  • Giai đoạn thứ 2: kiểm tra tại công trình để chủ động hơn trong việc thay thế những cây hư hại hoặc đã chết.

Bước 5 – Bón phân lót hữu cơ vào hố trồng:

Mỗi hố cây cần được cung cấp một lượng phân bón hữu cơ phù hợp. Hỗn hợp phân bón cần có: sơ dừa, phân bò, phân vi sinh, tro trấu trộn đều. Theo công thức: 50% sơ dừa + 15% phân bò + 5% phân vi sinh + 30% tro trấu = 100% phân hữu cơ.

Bước 6 – Tiến hành trồng cây:

Đây là công đoạn quan trọng đòi hỏi kết hợp thành thạo giữa yếu tố kỹ thuật. Chúng tôi tiến hành thao tác trồng cây tuần tự như sau:

  • Xé lớp vỏ bao bọc bầu cây và đặt cây vào vị trí hố mà bạn đã xác định tại bước 2.
  • Chú ý: cây trồng khi đặt vào hố phải thẳng đứng, cổ rễ ngang mặt đất hoặc cao hơn 5cm.
  • Tiếp theo, cho đất đen và phân hữu cơ đã chuẩn bị trước đó vào hố trồng.
  • Bạn cho lần lượt đất và hỗn hợp vào khoảng 2/3 hố. Sau đó tiến hành tưới nước rồi tiếp tục cho đất vào.
  • Thực hiện tuần tự như vậy cho đến khi miệng hố được lắp đầy.

Bước 7 – Tiến hành chống cây:

Bởi cây vừa trồng chưa hình thành rễ để có thể một mình bám trụ đất được. Vì thế, bạn cần sử dụng cây chống giúp cây thẳng đứng chống ngã cây khi mưa bão. Thông thường cây dùng để chống là cây tràm và chống ở độ cao khoảng 2/3 thân cây. Tuy nhiên, Siêu Thị Nhà Nông không sử dụng cây tràm. Mà thay vào đó là ống thép tròn vừa tạo mỹ quan cho đô thị, lại vừa đảm bảo an toàn cho người đi đường khi dây buộc bị đứt.

Bước 8: Tưới thuốc kích thích rễ tăng trưởng:

Nhằm giúp rễ của cây phát triển nhanh hơn, bám sâu và chặt vào lòng đất, Siêu Thị Nhà Nông đề nghị sử dụng thêm thuốc kích thích tưới quanh gốc cây. Cố gắng duy trì tưới thuốc với tuần suất 1 lần/ tuần. Cho đến khi cây có thể tự đứng vững, không cần sử dụng nọc chống.

Các lưu ý khi mua cây xanh công trình:

Bên cạnh việc nắm rõ thao tác kỹ thuật trồng cây công trình bạn cần biết cách chọn cây sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngoài ra yếu tố về đất đai, điều kiện thời tiết của khu vực trồng cây cũng cần được cân nhắc mỗi khi bạn có nhu cầu tìm mua cây xanh công trình. Để lựa chọn cây công trình tốt nhất bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Lựa chọn cây xanh phù hợp mục đích và không gian sử dụng.
  • Không nên sử dụng những cây giống có rễ trần không bầu.
  • Nên trang bị đầy đủ các kiến thức về cây xanh trước khi tìm mua.
  • Tìm hiểu địa chỉ cung cấp cây trồng uy tín chất lượng.

Mong rằng thông qua đôi dòng chia sẻ về kỹ thuật trồng cây công trình tại Công ty cây xanh Nguyễn Lê trên đây, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dịch vụ thi công cảnh quan mà chúng tôi hiện đang cung cấp. Thông qua đó bạn cũng có được kiến thức chuyên sâu hơn về lĩnh vực thi công cây xanh công trình cho chính bản thân của mình nhé!

Nếu bạn đang muốn xây dựng cảnh quan cho sân vườn, biệt thự, công trình. Hoặc khu dân cư hãy liên hệ ngay đến Công ty cây xanh Nguyễn Lê, chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu các loại cây công trình – cây trồng ngoài chất nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *